Thời gian nào du lịch Mũi Né thích hợp ? Di chuyển nơi nào, chơi ở đâu ?
13/08/2020
1. Nên du lịch Mũi Né vào thời gian nào?
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C.
- Tháng 12, tháng 1 và tháng 2 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Khoảng thời gian này rất thích hợp để đi nghỉ mát ở Mũi Né, nhất là gia đình có trẻ nhỏ bởi trời vẫn nắng nhưng không khí dịu mát, biển vô cùng nhiều gió.
- Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Đi vào thời gian này tắm biển rất thích, nhưng nắng nóng nên đi chơi cũng rất mệt.
- Khoảng tháng 6-7 lúc nãy biển hơi đục, các bạn nếu muốn tắm biển thì không nên đi vào thời gian này.
Hướng dẫn đi tới Mũi Né
- Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Đi vào thời gian này tắm biển rất thích, nhưng nắng nóng nên đi chơi cũng rất mệt.
- Khoảng tháng 6-7 lúc nãy biển hơi đục, các bạn nếu muốn tắm biển thì không nên đi vào thời gian này.
Hướng dẫn đi tới Mũi Né
Để đi tới Mũi Né, trước hết các bạn cần di chuyển tới Phan Thiết bởi đây là một phường của thành phố này. Từ Tp Phan Thiết về đến Mũi Né vào khoảng gần 20km, đi khoảng 30 phút là tới.
2. Hướng dẫn đi tới Mũi Né
2.1 Từ Sài Gòn đi Phan Thiết:
Sài Gòn cách Phan Thiết khoảng gần 200km, thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng nửa ngày. Các bạn có thể lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân, hoặc lựa chọn phương tiện công cộng tuỳ theo hành trình của mình.
Tàu hoả
Hàng ngày từ ga Sài Gòn có chuyến tàu SPT1 đi Phan Thiết, khởi hành từ ga Sài Gòn lúc 6h40 sáng và đến ga Phan Thiết vào lúc 10h15. Tàu mới được đầu tư nâng cấp để phục vụ du lịch nên khá đẹp, khu vực sắp xếp hành lý được thiết kế rất rộng để du khách có thể thoải mái để đồ. Hành khách đi tàu được phục vụ miễn phí nước suối và khăn lạnh.
Trên tàu cũng có riêng một toa ăn uống để phục vụ khách đi tàu, phục vụ một số món ăn nước như phở, mì…ngoài ra còn có cafe và các loại đồ uống khác. Khoang này có khoảng hơn chục bàn có thể chứa được khoảng vài chục người.
Xe giường nằm
Hiện có rất nhiều nhà xe chạy từ Sài Gòn (và một số tỉnh khác) đi Mũi Né. So với tàu hoả, vé xe giường nằm đi Mũi Né sẽ rẻ hơn, thời gian chạy đa dạng hơn nên sẽ có nhiều lựa chọn hơn so với việc đi tàu. Xe giường nằm cũng sẽ chạy thẳng đến Mũi Né, trả khách dọc các khách sạn nhà nghỉ trên trục đường chính nên hầu như các bạn không cần sử dụng thêm phương tiện trung chuyển để về tới khách sạn của mình.
2.2 Từ Phan Thiết đi Mũi Né
Nếu đến Phan Thiết bằng tàu hoả, các bạn có thể lựa chọn mua vé trung chuyển ngay trên tàu (của bên đường sắt). Nếu không, khi xuống sân ga có thể lựa chọn đi xe buýt. Tuyến buýt số 9 đi từ ga Phan Thiết sẽ chạy dọc tuyến đường ven biển Nguyễn Đình Chiểu và kết thúc ở Gành.
Nếu đi đoàn đông người (>3 người) có thể lựa chọn phương án đi xe taxi. Một xe taxi 7 chỗ đi từ ga Phan Thiết về đến trung tâm Mũi Né khoảng 300k.
Với xe giường nằm, có thể một số nhà xe không chạy thẳng về Mũi Né nhưng sẽ có xe trung chuyển để đưa khách từ Phan Thiết về Mũi Né.
3. Các địa điểm vui chơi khi du lịch Mũi Né
3.1 Vạn Thủy Tú
Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.
Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.
Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.
3.2 Tháp Chăm Phố Hài – Tháp Pôshanư
Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km và cách trung tâm khu du lịch Mũi Né khoảng 13km.
Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.
3.3 Bãi đá Ông Địa
Đây là một bãi biển nằm trên đường từ Phan Thiết đến Mũi Né, đối diện ngay khu resort Sea Link. Không ai biết rõ tên địa danh này có từ lúc nào. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, tên gọi này được hình thành do ở đây có một tảng đá có hình thù giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Tảng đá này được hình thành từ tự nhiên.
Đầu tiên, một vài người dân sinh sống ở đây cho rằng đây là “Ông Địa” mà trời ban tặng, họ bắt đầu lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt. Đây cũng là khu vực được các bạn nước ngoài lựa chọn để chơi các trò chơi mạo hiểm như lướt ván hay trượt sóng.
3.4 Suối Tiên
Đây là một khe nước nhỏ nằm khuất sau các đồi cát đỏ ở trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Lối vào Suối Tiên hầu hết bị che khuất bởi nhà dân nên nếu không để ý các bạn sẽ dễ bị bỏ qua. Đoạn suối này chạy dài khoảng 1km trước khi đổ ra biển, ngay phía trên là những đồi cát đỏ rực khiến khung cảnh trông vô cùng đẹp và nên thơ.
3.5 Làng chài Mũi Né
Qua Suối Tiên một đoạn, ngay sát bờ biển là khu làng chài Mũi Né. Vào mỗi buổi sáng, nơi đây thực sự là một chợ hải sản vô cùng nhộn nhịp với những cuộc mặc cả giữa người mua và người bán. Hầu hết các loại hải sản sau khi cập bờ đều được sơ chế ngay tại bờ biển và được thu mua bởi nhà hàng quán ăn hay những lái buôn.
Ngay tại đây nếu thích thưởng thức hải sản tươi sống với một số món đơn giản như ghẹ hay mực hấp, bạn có thể mua tại chợ và người dân sẽ chế biến và làm luôn cho bạn.
3.6 Đồi cát Bàu Trắng
Bàu Trắng là tên một hồ nước ngọt cách Mũi Né khoảng 35km thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen (nên nơi đây còn có tên là Bàu Sen), sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc.
Đồi cát gắn liền với Bàu Trắng từ hàng nghìn năm nay, giờ được ví như một tiểu sa mạc Sahara của Bình Thuận. Khu vực này hiện vẫn còn hoang sơ, chưa có nhiều dịch vụ đưa vào khai thác. Chính vì vậy, đây là một điểm du lịch rất đáng để đến khi du lịch Mũi Né. Thời điểm phù hợp để đến Bàu Trắng là sáng sớm, khi bình minh lên. Lúc này ngoài vẻ đẹp của đồi cát, bạn còn có cơ hội săn những bức ảnh tuyệt vời trước khi một ngày mới bắt đầu. Thời gian này nhiệt độ đồi cát cũng vẫn chưa cao nên không
Đến đây bạn có thể tham gia vào một trò chơi mạo hiểm và rất thú vị là lái xe mô tô trên cát.
Tin cùng chuyên mục
Cao nguyên Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu trải rộng ngút ngàn tầm nhìn với những đồi chè, đồng cỏ mênh mông, những đàn bò sữa của thảo nguyên nhẩn nhơ bước trong rừng chiều...
Những món ăn đắm say lòng người ở Mộc Châu
Đến với Mộc Châu, không chỉ quang cảnh mà những món ăn cũng thực sự làm con người ta say mê...
Check in 47 điểm vui chơi ở Đà Nẵng quên lối về
Đà Nẵng là một thành phố đáng sống nhất so với các tỉnh thành ở Việt Nam. Đến với Đà Nẵng, chúng ta không thể bỏ qua được những điểm du lịch này!